Khi một số thầy cô giáo là người là đáng trách
Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong môi trường giáo dục và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi có sự tham gia "thị phạm" của thầy cô. Gần đây,ănchặnbạolựchọcđườngThầycôgiáocũngcầnkiềmchếcảmxúkubet vấn đề "thầy cô giáo đánh đập, chửi mắng học sinh" tiếp tục là chủ đề nóng trong xã hội như: thầy giáo Hà Nội bóp cằm, xúc phạm học sinh; cô giáo chủ nhiệm túm áo, kéo lê nữ sinh vào lớp; thầy giáo tiếng Anh xưng mày tao; học sinh bị cô giáo đánh bằng roi tre...
Những vụ việc này cho thấy "sự bất ổn" của văn hóa học đường, mà ở đó tình trạng bạo lực học đường đã và đang trở thành thách thức rất lớn trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, thân thiện.
Tác giả Trần Nhân Trung trong bài viết đăng trên Báo Thanh Niên hôm 23.10 đã nhận định nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường có lý do thường gặp là học sinh không biết cách kiềm chế bản thân khi gặp những tình huống bất thường.
Thực tế cũng cho thấy, bạo lực học đường khi thầy cô giáo là người "thị phạm" cũng không nằm ngoài nguyên nhân cơ bản là thiếu sự thông cảm và thiếu kiềm chế cảm xúc. Hầu hết những thầy cô giáo "thị phạm" bạo lực học đường đã không tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự việc, thấu hiểu vướng mắc của học sinh, không đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh. Từ đó dẫn đến có những lời nói, hành động ứng xử thiếu chuẩn mực, không phù hợp với môi trường sư phạm.
Không ít ý kiến cho rằng, chúng ta cần nên xem lại chương trình đào tạo giáo viên sư phạm hiện nay. Phải chăng chương trình đào tạo quá thiên về đào tạo chuyên môn mà coi nhẹ giáo dục đạo đức nhà giáo?
Kiềm chế cảm xúc để giữ hình ảnh nhà giáo
Ở một số nơi, môi trường sư phạm đang bị vẩn đục bởi hiện tượng giáo viên ứng xử thiếu đạo đức, hình thành "những gương không sáng" trong học đường.
Để ngăn ngừa vấn nạn bạo lực học đường, mà trước hết là những tấm gương không trong sáng từ một số giáo viên, vấn đề trên hết là tiếp tục chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, giáo dục tư tưởng cho nhà giáo.
Trong quy định về đạo đức nhà giáo, Bộ GD-ĐT nêu rõ giáo viên cần có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học; không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác... Bên cạnh đó, trong văn hóa của nước ta, truyền thống "tôn sư trọng đạo" luôn được đề cao, với những kỷ niệm đẹp về tình thầy-trò.
Do đó, những giáo viên có hành động phản giáo dục, phản sư phạm phải bị xử lý nghiêm khắc. Điều này cũng giúp các giáo viên khác tự rèn luyện, kiềm chế cảm xúc nhằm giữ vững hình ảnh của nhà giáo.
Môi trường học tập trong trường học thúc đẩy sự tôn trọng, sự an toàn và sự phát triển cá nhân của tất cả học sinh. Trong đó, đội ngũ thầy cô giáo có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa học đường. Vì thế, giáo viên phải thể hiện hành vi tôn trọng đạo đức học đường, biết kiềm chế cảm xúc, nhằm tạo ra môi trường học tập an toàn và không bạo lực.
Theo các chuyên gia tâm lý, trí tuệ cảm xúc là kỹ năng hiểu biết cảm xúc bản thân, hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác; kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân hướng vào việc có ích, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc người khác. Không kiểm soát được bản thân có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực, gây ra hậu quả khó lường.
Vì vậy, thầy cô giáo rất cần kiềm chế cảm xúc để đưa ra những cách giải quyết hợp tình, hợp lý trước những sự việc do học sinh gây ra. Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh tìm hiểu sự việc, đôi khi là đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh để tìm lời giải cho vấn đề để tránh rơi vào tình cảnh "khi chính ta cũng là người đáng trách".